Nhượng quyền thương hiệu Trà sữa
Với kinh doanh trà sữa nhượng quyền, lựa chọn được đúng thương hiệu lí tưởng tức là đã nắm trong tay 70% thành công, 30% còn lại phụ thuộc vào vị trí đặt quán và cách vận hành cửa hàng.
Thị trường nhượng quyền và nhận nhượng quyền đã phát triển khá nhiều tại Việt Nam, đặc biệt trong kinh doanh trà sữa. Nhiều người kinh doanh nhượng quyền trà sữa nhanh chóng thành công nhưng cũng không ít trường hợp sớm thất bại, buộc phải đóng cửa chỉ sau 2-3 tháng. Vậy khác biệt nằm ở đâu?
Cách tiếp cận với thương hiệu
Với kinh doanh trà sữa nhượng quyền, lựa chọn được đúng thương hiệu lí tưởng tức là đã nắm trong tay 70% thành công, 30% còn lại phụ thuộc vào vị trí đặt quán và cách vận hành cửa hàng.
Tuy nhiên, đâu mới là thương hiệu nhượng quyền lí tưởng?
Khách hàng của trà sữa ngày nay quan tâm đến chất lượng đồ uống, nguồn gốc nguyên liệu, nhưng quan trọng hơn là không gian, phong cách của quán. Vì vậy, giữa hàng trăm thương hiệu trà sữa cho phép nhượng quyền, bạn có thể khảo sát vị và không gian thực tế bằng cách đến quán trực tiếp. Đồng thời, bạn nên hỏi rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu sản xuất trà sữa.
Thêm điều cần chú ý khi có ý định kinh doanh nhượng quyền trà sữa là chính sách hỗ trợ và chi phí nhượng quyền. So sánh 2 khoản này giữa các thương hiệu để lựa chọn được thương hiệu giá tốt, cam kết hỗ trợ đại lý trong việc tối ưu quy trình và quảng bá cửa hàng.
Xác định vốn đầu tư để mở quán
Tài chính đóng vai trò then chốt trong việc kinh doanh trà sữa. Với hình thức đăng ký trà sữa nhượng quyền, bạn cần nắm chắc những khoản chi phí sẽ phải bỏ ra để chủ động chuẩn bị nguồn vốn.
Chi phí ban đầu: Chi phí mặt bằng, chi phí “setup” quán, đầu tư trang thiết bị kinh doanh, chi phí duy trì: tiền điện nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế… Ngoài ra, bạn bắt buộc phải chi trả các khoản như: phí nhượng quyền thương hiệu, phí quản lý thương hiệu và chi phí nguyên liệu bắt buộc phải mua từ đối tác nhượng quyền. Các khoản phí phát sinh khác: chi phí cho việc đăng ký kinh doanh, các chiến dịch marketing – truyền thông…
Đặc biệt cần chuẩn bị tiền dự phòng để có thể bù lỗ cho khuyến mãi lớn dịp khai trương và duy trì hoạt động của quán cho đến khi thu hồi vốn. Số vốn ban đầu cần bỏ ra cho một quán trà sữa nhượng quyền dự kiến khoảng 1 – 2 tỉ.
Cần trang bị kiến thức gì?
Không cần theo bất kỳ khóa học pha chế đồ uống nào chính là ưu điểm của kinh doanh trà sữa nhượng quyền, công thức pha chế sẽ được chuyên gia thương hiệu bàn giao cụ thể với các đại lý.
Tuy nhiên, để quán trà sữa nhanh chóng hoạt động ổn định, với tư cách người làm chủ, bạn cần trang bị kiến thức quản lý cửa hàng, quản lý nhân sự và kiến thức Marketing cơ bản để có thể hiểu và lên chương trình khuyến mãi phù hợp với cửa hàng…
“Set – up” quán như thế nào?
Để kinh doanh thuận lợi, “set-up” là mấu chốt giúp giảm thiểu rủi ro và giúp công việc kinh doanh đi đúng hướng, hoạt động lâu dài.
So với việc phát triển thương hiệu riêng, cần lựa chọn mô hình, xây dựng menu, bộ nhận diện thương hiệu,… việc “set-up” khi kinh doanh nhượng quyền có phần đơn giản hơn, được thực hiện qua các khâu sau:
Chọn địa điểm quán, thiết kế và thi công quán, tuyển dụng & đào tạo nhân viên, quản lý và vận hành quán và chuyển giao quy trình quản lý & vận hành.
Trong trường hợp lựa chọn được đối tác nhượng quyền tốt, bạn sẽ như “cá gặp nước’ và được hỗ trợ từ A-Z mọi công đoạn của quy trình set-up.
Các thương hiệu nhượng quyền thường hỗ trợ đại lý từ khâu set up cửa hàng đến hoạt động quảng bá khiến việc kinh doanh thuận lợi ngay từ khi bắt đầu.
Chuyển giao quy trình vận hành tối ưu cửa hàng trà sữa, được cung cấp phần mềm quản lý bán hàng, Được hỗ trợ huấn luyện nhân viên, Hỗ trợ tư vấn thiết kế miễn phí cửa hàng, Được cung cấp hệ thống máy móc, thiết bị, vật dụng, nguyên liệu và hàng hóa chế biến sản phẩm với chất lượng chuẩn và đồng nhất, Được thụ hưởng thành quả từ chiến dịch marketing chuyên nghiệp
Hiện tại, trà sữa vẫn là loại thức uống vô cùng được yêu thích. Thị trường rộng mở và đầy tiềm năng, đây là lĩnh vực rất xứng đáng để đầu tư. Trên thị trường đã có nhiều thương hiệu “mạnh” có được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Tận dụng ưu điểm này, nhiều người quyết định mở quán trà sữa nhượng quyền thay vì phải bỏ công xây dựng một thương hiệu mới hoàn toàn.
Vì sao trà sữa “gây bão” lại sau 10 năm?
Trà sữa đã du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm. Khi đó, trà sữa như một luồng gió mới cho người trẻ, học sinh, sinh viên để thay thế cà phê vốn chỉ dành cho người lớn tuổi. Thức uống này nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Vào thời điểm đó, mô hình kinh doanh chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ với hình thức tự phát. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn trào lưu trà sữa lại đi vào thoái trào một cách đáng tiếc.
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường trà sữa Việt Nam có sự “lột xác” mạnh mẽ. Làn sóng các thương hiệu Đài Loan đổ bộ cùng sự xuất hiện của các thương hiệu thuần Việt được đầu tư bài bản tạo nên diện mạo hoàn toàn mới cho thị trường trà sữa Việt.
Định vị lại khách hàng
Trước đây, trà sữa có khách hàng chính là học sinh, sinh viên. Ở thời điểm hiện tại, đối tượng khách hàng chính được nhắm đến là giới văn phòng. Họ là những người đã đi làm có nguồn tài chính dư dả. Trà sữa được định vị nâng cao giá trị lên hẳn so với trước đây, với kỳ vọng “soán ngôi” cà phê truyền thống.
Khắc phục các nhược điểm
Trước đây, nguyên liệu làm trà sữa không nhận được cái nhìn thiện cảm từ người tiêu dùng. Hiện tại chất lượng đồ uống đã được cải thiện hơn rất nhiều. Nguyên liệu và công thức được nhập từ Đài Loan hoặc đối tác uy tín khiến khách hàng yên tâm và hài lòng hơn. Các thương hiệu trà sữa chú trọng đầu tư mạnh vào xây dựng thương hiệu, thiết kế quán để nâng cao giá trị sản phẩm.
Đầu tư quảng cáo
Việc tận dụng triệt để mạng xã hội, hình ảnh quảng cáo giúp các thương hiệu trà sữa tiếp cận khách hàng trẻ dễ dàng hơn. Khách hàng và thương hiệu có sự kết nối thân thiết, gắn bó chặt chẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền
Mở quán trà sữa nhượng quyền cần bao nhiêu vốn, đầu tư vào những gì?
Không giống như “cơn sốt” 10 năm trước, trà sữa trở lại với diện mạo “sang chảnh” vượt bậc. Nguyên liệu, hương vị, chất lượng,… đều được chú trọng. Trà sữa mở ra “cơn sốt” không chỉ với người trẻ, mà chinh phục cả giới văn phòng và người trung niên. Và cũng mở ra cơn sốt nhượng quyền với những bạn trẻ muốn kinh doanh.
Theo tính toán, để mở quán trà sữa nhượng quyền cần khoảng 1,2 – 2,9 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lớn nhất là phí nhượng quyền thương hiệu, số tiền cần bỏ ra phải tới 300 – 500 triệu đồng.
Các khoản chi cơ bản để mở quán nhượng quyền gồm:
Phí nhượng quyền: Thông thường có hai hình thức tính theo năm (Ví dụ: Phí nhượng quyền của TocoToco là 160 – 300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực).
Hình thức thứ hai là nhượng quyền vĩnh viễn dùng cho 1 cửa hàng (Ví dụ: Phí nhượng quyền dùng vĩnh viễn cho 1 cửa hàng của DingTea là 20.000 USD).
Phí giám sát tư vấn: 30 triệu đồng/năm
Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy từ đơn vị nhượng quyền: Trung bình khoảng 20.000 – 30.000 USD/3 tháng.
Chi phí máy móc, thiết bị pha chế: 100 – 200 triệu đồng
Các khoản chi phí khác như mặt bằng, sửa chữa – thiết kế… : 440 triệu – 1 tỷ đồng.
Nhân công: 200 – 500 triệu đồng/năm tùy quy mô và khu vực.
Vốn là loại thức uống rất quen thuộc và phổ biến với người Việt Nam từ lâu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại mới là giai đoạn “hoàng kim” của trà sữa. Thị trường hiện đã có quá nhiều thương hiệu. Vì vậy, những cái tên “sinh sau đẻ muộn” càng khó khăn chinh phục khách hàng. Việc chọn mở quán trà sữa nhượng quyền trở thành hướng đi an toàn, thông minh được nhiều người ưu tiên. Sức hút của trà sữa với người Việt vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Đây vẫn là lĩnh vực tiềm năng để đầu tư kinh doanh.
1 số thương hiệu nổi tiếng hiện nay
Nhượng quyền trà sữa Alley
Là một tín đồ của trà sữa thì chắc rằng không thể nào không biết đến cái tên The Alley. The Alley là một thương hiệu trà sữa “đang gây bão” với cấp độ mạnh trong thời gian gần đây. Đây là thương hiệu tiên phong đi đầu với món thức uống “Sữa tươi trân châu đường đen” thu hút nhiều giới trẻ ở khắp cả nước. Tính đến thời điểm này đã có hơn 50 quán trà sữa The Alley nhượng quyền được mở ra trên khắp cả nước. Ứớc tính thời gian thu hồi vốn chỉ sau 3-6 tháng.
Khi mở quán trà sữa nhượng quyền The Alley, bạn sẽ được hỗ trợ nhập nguyên liệu chính hãng giá gốc, chuyển nhượng máy móc và công thức pha chế. Bạn cũng được tư vấn setup cửa hàng, đào tạo nhân sự, quản lý, hỗ trợ khai trương và marketing.
Là một thương hiệu có tên tuổi nên khi nhượng quyền trà sữa Alley, bạn cần sẵn sàng để có những điều kiện như vị trí của hàng thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm, gần trung tâm thương mại, khu dân cư, văn phòng, xí nghiệp, có chỗ đậu xe…Ngoài ra, mặt bằng của bạn có mặt tiền từ 18m trở lên với diện tích từ 50 – 150m2 là tối ưu. Tổng chi phí nhượng quyền của mô hình kinh doanh trà sữa Alley từ 600 triệu – 1,2 tỷ.
Nhượng quyền trà sữa Tocotoco
Bất cứ bạn trẻ nào khi được hỏi đều mong muốn được thưởng thức trà sữa Tocotoco franchise. Được làm từ những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên: từ sữa, trà, thạch rau câu cho tới trân châu…Do đó, sức khỏe của thực khách luôn được đảm bảo cao nhất.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tocotoco đã thuộc hàng top trong thị trường trà sữa với hơn 200 cửa hàng phủ sóng khắp toàn quốc. Chi phí nhượng quyền cơ bản từ 160 – 300 triệu đồng/3năm tùy từng khu vực theo chiến lược hoạt động của TocoToco. Cụ thể:
200 triệu đồng/3 năm cho TPHCM, Đà Nẵng, Nha trang, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ.
300 triệu đồng/3 năm cho khu vực Hà Nội.
TocoToco cho biết hiện họ đang dừng chính sách mở nội thành Hà Nội, và đang linh động cho một vài khu vực vùng ven.
Ngoài ra còn có các chi phí khác:
Phí giám sát tư vấn: 30 triệu đồng/năm
Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của TocoToco): Đơn hàng đầu tiên ở mức 195 triệu đồng (chưa gồm VAT). Các đơn hàng tiếp theo đại lý tự lên tùy tình hình kinh doanh.
Chi phí máy móc, thiết bị (phải mua của công ty): 130 triệu đồng
Các khoản chi phí khác và chi phí nhân công tương tự như trên.
Nhượng quyền trà sữa Gongcha
Với hơn 1100 cửa hàng có mặt ở 18 quốc gia trên thế giới và không tiếp tục ngừng lại cho thấy Gong Cha chiếm được nhiều tình cảm của khách hàng trên khắp mọi nơi. Năm 2014, Gong Cha bắt đầu thâm nhập sang thị trường Việt Nam để mở rộng chuỗi cửa hàng của mình.
Hiện nay, thương hiệu này không ngừng tìm kiếm đối tác tại các tỉnh, thành khác nhau. Tổng các chi phí nhượng quyền:
Phí nhượng quyền thương hiệu: 1 tỷ
Tiền bảo đảm: 30% giá trị nhượng quyền (300.000.000 đồng)
Phí mua nguyên vật liệu: 900 triệu (chưa bao gồm vận chuyển ra khu vực khác)
Nguồn vốn dự phòng: 800 triệu
Tổng chi phí dự kiến: 3-5 tỷ
Nhượng quyền trà sữa KOI
KOI là một trong những thương hiệu Trà sữa mạnh và nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thương hiệu này lại từ chối việc “nhượng quyền trà sữa”.
KOI không nhượng quyền, không tham gia hợp tác cổ phần cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khác ngoài Tập đoàn Trà sữa KOI.
KOI cũng không phân phối bất kỳ các nguyên liệu, vật liệu pha chế nào ra bên ngoài.
Chính bởi vậy mà thương hiệu này vẫn chưa có chính sách nhượng quyền nào. Và bạn muốn nhượng quyền Trà sữa KOI trong thời điểm hiện tại cũng là điều không thể.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn nhượng quyền Trà sữa KOI thì bạn phải xác định chờ đợi thêm trong một thời gian dài nữa và rất có thể kinh phí để bạn đầu tư cho việc nhượng quyền thương hiệu trà sữa này sẽ là rất cao, có thể vượt qua sự tưởng tượng của bạn. Bạn hãy theo dõi thông tin thường xuyên trên website của KOI để cập nhật thông tin nhanh nhất nhé!
Mở quán trà sữa nhượng quyền Dingtea
Thương hiệu trà sữa lớn nhất Đài Loan đã tạo nên một cơn sốt, được chào đón nồng nhiệt tại hầu hết các nước Châu Á. Bạn sẽ không quên chứ, đây là thương hiệu trà sữa duy nhất được giới thiệu tại Shanghai World Expo 2010, đủ cho thấy được uy tín cũng như hương vị của thức uống này thơm ngon đặc biệt ở mức nào. Tại Trung Quốc, Dingtea có mặt khắp từ Bắc vào Nam với hơn 350 chuỗi cửa hàng,và trên 650 cửa hàng tại khu vực Châu Á. Vậy bạn có nên là một thành viên trong số các cửa hàng của thương hiệu thức uống lừng danh này, suy nghĩ nhanh đi vì cơ hội này như dành riêng cho bạn đấy!
Chi phí cơ bản cho nhượng quyền đơn lẻ:
Phí nhượng quyền: 20.000 USD (dùng vĩnh viễn cho 1 cửa hàng)
Phí quản lý thương hiệu: 100 USD/tháng
Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của DingTea): khoảng 20.000 – 30.000 USD/3 tháng
Chi phí máy móc, thiết bị pha chế: 100 – 200 triệu đồng
Các khoản chi phí khác như mặt bằng, sửa chữa – thiết kế… : 440 triệu – 1 tỷ đồng.
Nhân công: 200 – 500 triệu đồng/năm tùy quy mô và khu vực
Bảng giá tham khảo:
- Trà xanh sữa: 32.000 đồng;
- Trà sữa ô long: 32.000 đồng;
- Hồng trà sữa: 32.000 đồng;
- Trà sữa vị hoa nhài: 39.000 đồng.