Bộ sách về kinh doanh Online

Tham gia cộng đồng khởi nghiệp Weebee

Chia sẻ và thảo luận các kiến thức về khởi nghiệp, kinh doanh Online.

Các thuật ngữ thường được dùng trong chương trình Thương vụ bạc tỷ Sharktank

Các thuật ngữ thường được dùng trong chương trình Thương vụ bạc tỷ Sharktank

Shark tank đang là 1 trong những chương trình thực tế hot nhất trên truyền hình. Đối tượng quan tâm không chỉ là các bạn đã , đang và chưa khởi nghiệp. Độ hot của chương trình thông qua các luợt view tăng theo từng tập và độ hóng ra video của các thánh cuồng. Chương trình hấp dẫn không chỉ vì tính kịch tính qua các thương vụ, các shark muôn màu muôn vẻ, mà ta còn thấy được sức trẻ, sự nhiệt huyết của các startup. Một nguời lớn tuổi ngồi coi chương trình hẳn chép miệng: ‘’ sao tụi nhỏ bây giờ giỏi quá, phải chi mnh trẻ them vài tuổi””; các bạn trẻ thì hẳn ngưỡng mộ bết bao khi cùng độ tuổi mình mà nhiều bạn lại mạnh dạn đền vậy. nói chung muôn màu muôn vẻ, đi vào ấn ềề chính. Hôm nay Weebee sưu tầm các thuật ngữ trong sharktank để mọi người cùng tham khảo nhe1. Các thuật ngữ này giúp mọi ngời coi chương trình them hiểu, và khi hiểu chúng ta sẽ có hứng thú để coi chương trình hơn:

Direct Sales:

Hình thức một công ty bán sản phẩm trực tiếp tới khách hàng, không thông qua cửa hàng. Hoặc cũng có thể hiểu là một công ty bán sản phẩm trực tiếp tới đại lý phía dưới, không cần đi qua công ty, nhà phân phối trung gian.

Influencer marketing:

Hình thức marketing sử dụng những influencer (tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường hoặc quảng cáo cho sản phẩm. Ví dụ Bitis đã sử dụng Sơn Tùng MPT – influencer, để quảng cáo cho dòng Bitis Hunter.

KOL: Key Opinion Leader

Những người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó, được đông đảo mọi người biết đến và mọi người chịu sự tác động của họ. Đây có là thể là các doanh nhân, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài…

SMEs: Small and medium-sized enterprises

48937807 – wood letter of sme with hand writing definition
Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Angel Investor:

Nhà đầu tư thiên thần. Các nhà đầu tư này thường tiến hành đầu tư bằng chính tiền của mình, khác với các nhà đầu tư mạo hiểm – những người quyên tiền hay kêu gọi người khác đóng góp để thành lập một quỹ đầu tư, có sự quản lý chuyện nghiệp.

Exit:

Thoái vốn. Đây là thời điểm nhà đầu tư (thường là nhà đầu tư mạo hiểm) bán cổ phần của mình trong công ty để thu về lợi nhuận (hoặc có thể là thua lỗ). Quá trình này đã được lên kế hoạch tại thời điểm nhà đầu tư quyết định rón vốn và có thể đưa vào kế hoạch tổng thể của công ty.

OEM: Original Equipment Manufacturing

Sản xuất thiết bị gốc. Đây là công ty thực hiện các công việc sản xuất sau đó bán sản phẩm cho công ty khác (công ty này sẽ chịu trách nhiệm phân phối).

Market size:

Tổng nhu cầu thị trường , hay là dung lượng thị trường

Hệ số P/E:

Hệ số phản ánh mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Market Price – P) và lợi nhuận thu về trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS). Thông thường chỉ số P/E càng thấp càng tốt nhưng cũng có ngoại lệ khi P/E thấp do công ty đang gặp vấn đề tài chính, kinh doanh, cổ phiếu bị định giá ở mức thấp.

Due Dil:

Due Diligence – Thẩm định doanh nghiệp. Đây là quá trình Shark xem xét, đánh giá lại thông tin, tình hình tài chính của startup trước khi ra quyết định đầu tư như đã cam kết.

Conversion Rate (CR)

chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua một món hàng hay dịch vụ của bạn. Chỉ số CR này thường là phần trăm của khách mua hàng so với tổng số lượng khách viếng thăm (visits) của toàn website hay của một kênh quảng cáo nào đó

CTR (Click-through rate)

tỷ lệ người dùng nhấp vào một liên kết website, email hoặc quảng cáo.

CPA (Cost Per Action)

hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

một thuật ngữ Internet marketing được sử dụng trong phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của một website. Bounce Rate đại diện cho tỷ lệ khách truy cập đã vào trang web và rời khỏi trang web ngay sau đó thay vì tiếp tục xem các trang khác trong cùng một website

Down round

Down round là trường hợp một công ty tư nhân chào bán thêm cổ phiếu với mức giá thấp hơn so với mức giá đã được chào bán ở vòng trước đó.
 Hiểu một cách đơn giản, bình thường một công ty tư nhân sẽ trải qua nhiều vòng gọi vốn khác nhau. Trong quá trình doanh nghiệp phát triển, giá trị của doanh nghiệp đó được trông đợi là sẽ tăng lên qua các vòng gọi vốn, dẫn đến việc tăng giá trị cổ phiếu qua mỗi vòng. Trong thực tế, đôi khi doanh nghiệp có thể gặp những trở ngại trong kinh doanh (do sản phẩm không thành công, hay do cạnh tranh,…) khiến cho giá trị của công ty giảm thấp hơn so với vòng gọi vốn trước. Và do đó trong vòng tới, họ sẽ phải chào bán cổ phiếu của mình với giá thấp hơn. Tình trạng này được gọi là down round.

Cổ phần ưu đãi (Preferred Stock)

Cổ phần ưu đãi (preferred stock) là chứng khoán tài chính do công ty cổ phần phát hành cho các cá nhân hay định chế đầu tư để gọi vốn dài hạn. Cổ phần ưu đãi cho phép người nắm giữ sở hữu một phần của công ty với những quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Các công ty có thể chào bán cổ phần ưu đãi nhằm chào mời các cổ đông/nhà đầu tư tiềm năng góp vốn.
Các loại cổ phần ưu đãi chính bao gồm:
  • Cổ phần đãi biểu quyết: Cổ phiếu này có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu thường. Số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu sẽ được quy định bởi điều lệ công ty. Tuy nhiên, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm, sau thời hạn này thì sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông.
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức: Nếu sở hữu cổ phiếu trên thì bạn sẽ được trả cổ tức cao hơn mức cổ tức của cổ phiếu thường. Tuy nhiên, người sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức sẽ không có quyền biểu quyết hay đề cử người vào Hội đồng quản trị của công ty.
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Công ty sẽ hoàn lại vốn góp vào bất kỳ thời điểm nào một khi có yêu cầu của người sở hữu cổ phiếu này hay theo điều kiện ghi trên cổ phiếu. Cổ đông có cổ phiếu ưu đãi hoàn lại cũng có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng sẽ không được biểu quyết, dự họp hay đề cử người vào Hội đồng quản trị.
Ngoài ra có thể sẽ có những loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
  • Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond)
  • Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond) là loại trái phiếu có thể chuyển đổi được thành cổ phiếu (cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi) tại một thời điểm đã xác định trước trong tương lai theo quyết định của chủ sở hữu trái phiếu.
Một trong những lí do công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi là để đưa ra một lựa chọn an toàn hơn cho các nhà đầu tư vào công ty: Một nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi có thể lấy lại được số tiền gốc nếu như công ty thất bại, cũng có thể hưởng lợi từ việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần nếu công ty thành công.
Đây là thuật ngữ thường được dùng với các công ty cổ phần. Còn với bối cảnh giữa nhà đầu tư và startup, một thuật ngữ thường dùng hơn là Convertible Debt (Convertible Notes/Loan), có thể hiểu là nợ chuyển đổi. Đây là khoản tiền mà một công ty vay của nhà đầu tư nhưng ý định của cả nhà đầu tư và công ty đó là để sau này chuyển số nợ đó thành vốn sở hữu (equity). Chuyển đổi như nào, vào lúc nào sẽ do hai bên thoả thuận lúc kí cam kết. Về bản chất, Convertible Debt cũng tương tự Convertible Bond vậy.

Pre-money vs. Post-money Valuation

Valuation là giá trị bằng tiền của một công ty. Pre-money là giá trị của công ty trước khi gọi vốn, và post-money là sau khi gọi vốn.
Post-money valuation = Pre-money valuation + New funding
Cổ phần chia cho người đầu tư = New funding/Post-money valuation.
Ví dụ, với mức định giá cho LuxStay là 17,5 triệu USD, Shark Thủy offer 1 triệu USD cho 5,7% cổ phần → Khi đó 17,5 triệu USD là post-money evaluation, và pre-money evaluation của Luxstay là 16,5 triệu USD.

Cổ phần mới và Cổ phần hiện hữu

Cổ phần mới (Primary Shares) là cổ phần có được từ việc mua lại những cổ phiếu lần đầu được phát hành ra công chúng bởi các công ty. Khi bán được cổ phiếu lần đầu, công ty chào bán sẽ có thêm vốn để phát triển hay mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình.
Cổ phần hiện hữu (Secondary Shares) là cổ phần có được từ việc mua lại cổ phiếu đã được mua bởi những nhà đầu tư khác. Do dòng tiền trong trường hợp này luân chuyển qua lại giữa các nhà đầu tư, nên tổng vốn của công ty không tăng lên.
Trong offer của Shark Thủy yêu cầu “500.000 USD cho 2,9% cổ phần hiện hữu, và 500.000 USD cho 2,27% cổ phần mới”. Offer này có nghĩa, 500.000 USD đầu tiên mà Shark Thủy rót là để mua lại 2,9% cổ phần hiện hữu từ các nhà đầu tư của LuxStay, và không làm tăng tổng vốn của LuxStay. Còn 500.000 USD còn lại sẽ được dùng để mua 2,27% cổ phần mới của LuxStay trong vòng gọi vốn tiếp theo, và đồng thời cũng khiến tổng vốn của LuxStay tăng thêm 500.000 USD.

Cổ phiếu thưởng ESOP

ESOP (Employee Stock Ownership Plan) là kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho người lao động. ESOP là phương thức công ty áp dụng để từng cá nhân làm việc trong công ty đều có thể sở hữu cổ phiếu của công ty. Có nhiều cách khác nhau để người lao động có được cổ phần của doanh nghiệp: thưởng, mua trực tiếp từ công ty, hoặc thông qua ESOP.
Mục tiêu của ESOP là thưởng và động viên đội ngũ nhân viên trong công ty. Trong nhiều trường hợp, ESOP là phần thưởng được trao cho các nhân viên xứng đáng và người nhân viên được sở hữu ESOP mà không phải trả bất kỳ khoản tiền nào cho công ty. Một cách dễ hiểu hơn, cổ phiếu ESOP như một sợi dây ràng buộc, giữ chân người lao động, tạo ra sự gắn và kết từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh khởi sắc hơn trong tương lai.
Ban đầu shark Việt offer đầu tư 1 triệu USD cho 5% cổ phần, tức post-money evaluation là 20 triệu USD, và pre-money evaluation là 19 triệu USD. Tuy nhiên, shark Dũng muốn giữ định giá pre-money của LuxStay ở mức 20 triệu USD, và vẫn muốn nhận 1 triệu USD đầu tư. Khi đó, giá trị post-money của LuxStay là 21 triệu USD, và cổ phần của shark Việt là khoảng 4,8%.
Để đảm bảo con số cổ phần 5% cho shark Việt, shark Dũng đề xuất áp dụng ESOP để shark Việt có thêm 0,2% cố phần nữa.
Trên đây, Weebee đã tổng hợp các thuật ngữ cơ bản thường được sử dụng trong chương trình Shark Tank, hy vọng các bạn đón xem chương trình không còn nhiều bỡ ngỡ.
-tổng hợp-

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Get 7 days free

This popup can be modified to appear only on the homepage or anywhere on the site.