Tìm hiểu về Nhượng quyền thương hiệu

nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu (hay được gọi là Franchise), là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu / tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh. Trong một khoảng thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính hoặc có thể là một khoản chi phí, đôi khi là phân chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.

  • Doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền.
  • Cá nhân/ doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền.

Ngày nay, nhượng quyền thương hiệu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: ẩm thực, đồ uống, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Bất kỳ ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh hiệu quả đều có thể tham gia vào hình thức nhượng quyền thương hiệu.

Hiện nay trên thị trường có những loại nhượng quyền thương hiệu là:

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)
Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu

Chât lượng được đảm bảo

Có thể thấy việc xây dựng thương hiệu từ trước đem lại cho thương hiệu một sự minh bạch và chất lượng được đảm bảo với người tiêu dùng. Các chuỗi hệ thống cửa hàng thường được giám sát chặt chẽ về chất lượng, và quy trình quản lý của họ chuyên nghiệp luôn đảm bảo được về mặt chất lượng của sản phẩm. Chỉ cần một mắt xích lỏng, có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền thương hiệu.

Định vị thương hiệu sẵn có

Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền phải có một số lượng thị phần nhất định trên thị trường. Việc các bên nhận thương hiệu sang nhượng là một điều khá thuận lợi, vì bên nhận quyền sẽ không cần tốn thời gian định hình thương hiệu trên thị trường nữa. Mà thay vào đó họ sẽ tập trung phát triển vào bên trong cách quản lý vận hành sao cho có một bộ máy tốt để phát triển doanh nghiệp.

Hệ thống quy mô bài bản

Những quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa về một quy chuẩn. Vậy có một khung xương sẵn có sẽ dễ dàng để chủ doanh nghiệp phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền. Điều này, giúp hệ thống quy mô bài bản là một yếu tố giúp việc quản lý dễ dàng hơn và khi gặp sự cố thì có thể khắc phục được vì đã có những nguyên tắc đặt ra ngay từ đầu.

Hệ thống đào tạo bài bản

Một điều nữa khi sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu là sẽ được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên bài bản. Những đặc quyền về chương trình đào tạo từ A-Z cũng như những thông tin về thương hiệu, mọi thứ sẽ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp. Chính những hệ thống đào tạo này sẽ giúp bạn có được đội ngũ được training có chất lượng tốt và được nhận biết tốt về thương hiệu mà bạn vừa được nhượng.

Sự hỗ trợ đắc lực từ chủ nhượng quyền

Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền. Từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing, mọi thứ đều được hỗ trợ tối đa từ phía đối tác. Điều này sẽ giúp bên nhận nhượng quyền “dễ thở” hơn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp khi vừa nhận được từ tay và bắt đầu mới.

Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Không thể toàn quyền điều hành thương hiệu

Bạn nên nhớ rằng, khi được đứng tên thương hiệu này thì bạn có cấp trên đó là chủ sở hữu thương hiệu. Đối với bên sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu, thì cần nắm lòng một điều là bạn sẽ không sở hữu thương hiệu này, mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Vì vậy nếu không đáp ứng được những quy chuẩn mà bên cung ứng đưa ra thì rất có thể hợp đồng nhượng quyền sẽ bị mất và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn đối với bạn.

Cạnh tranh trong chuỗi

Sẽ không chỉ có riêng bạn sử dụng phương thức này, sẽ có rất nhiều người muốn nhượng quyền thương hiệu. Cạnh tranh trong chuỗi là điều rất gay gắt, nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho mình. Thông thường để tạo điều kiện, các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.

Thiếu sáng tạo

Phải làm theo những quy định, quy chuẩn đặt ra từ đối tác cho nhượng quyền là điều chắc chắn. Gần như mọi hoạch định được định sẵn cho cho bạn và sẽ được đưa vào khuôn khổ. Các chính sách sẽ được đưa từ trên xuống dưới, và dường như việc sáng tạo các quản lý và vận hành kinh doanh sẽ là không có và điều “tù túng” trong phương thức nhượng quyền.

Nhượng quyền thuơng hiệu ở Việt Nam: Vùng đất màu mỡ

Đúng là vậy! Có thể thấy trong những năm trở lại đây hình thức kinh doanh này đang là trào lưu được rất nhiều doanh nghiệp hướng đến. Có thể thấy rõ nhất ở lĩnh vực kinh doanh trà sữa, cà phê. Ding Tea là một hãng trà sữa tiêu biểu, nó có thể coi là “nền móng” của hình thức nhượng quyền trà sữa trên thị trường. Xuất hiện vào năm 2013, giờ đây có gần 200 cửa hàng trên toàn quốc , và số lượng cửa hàng nhượng quyền không ngừng tăng lên.
Các thương hiệu khác như: Phở 24, Kinh Đô, Trung Nguyên… Phở 24 là một thương hiệu rất kén chọn trong việc chọn vị trí kinh doanh. Doanh nghiệp yêu cầu khắt khe về vị trí mở cửa hàng, nơi được chọn phải là những địa điểm có đông khách du lịch. Theo Phở 24 thì chọn địa điểm tốt chiếm 50% cơ hội thành công.

Còn Trung Nguyên có lẽ là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, hiện đã xây dựng và triển khai tinh thần “Khơi nguồn sáng tạo” đến các quán trong hệ thống của mình nhưng không gây được ấn tượng như mong đợi trong tâm trí người tiêu dùng. Những giai đoạn đầu có thể thấy thành tựu mà Trung Nguyên gây dựng nên, nhưng cũng khó có thể nói Trung Nguyên đã thành công trong lĩnh vực sang nhượng thương hiệu tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi Trung Nguyên phải nỗ lực lớn và tốn nhiều tiền để tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Thủ tục nhượng quyền

Theo điều 20, khoản 3 về quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, nhường quyền thương hiệu gồm các thủ tục sau:
Đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
Bên nhượng quyền có trách nhiệm bàn giao giấy phép đăng ký hoạt động và gửi thông báo bằng văn bản đến bên nhận quyền về việc thực hiện các bước đăng ký.

Hồ sơ nhượng quyền

Theo điều 19, khoản 3 trong quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, hồ sơ nhượng quyền thương hiệu bao gồm:

Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Bản giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu theo quy định.
Các văn bản xác nhận khác như: giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao, hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

Các điều khoản quy định trong hợp đồng chuyển nhượng

Quy định về nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích, sự công bằng khi hợp tác giữa các bên. Sau đây một số nghĩa vụ đối tác nhận quyền cần lưu ý khi làm hợp đồng nhượng quyền thương hiệu:

  • Hỗ trợ chi phí và làm hồ sơ nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế không gian quán.
  • Hỗ trợ đào tạo nhân viên, quản lý…
  • Hỗ trợ đặt may đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn các chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý, điều hành.

Kết luận

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức tuy không mới nhưng những năm trở lại đây, nó là hình thức rất được ưa chuộng sử dụng. Hãy nhìn vào những thành công của các thương hiệu khi sang nhượng thì sẽ hiểu vì sao nó lại được lòng đến như vậy. Vì vậy, trước khi bạn có ý định muốn áp dụng hình thức này, thì hãy hiểu được nhượng quyền thương hiệu là gì Để có được những thành công và tránh được rủi ro khi bắt đầu kinh doanh.